Ai trong cuộc sống cũng mong mình được an nhàn, sung túc bên người thân và gia đình. Tuy nhiên không phải mong muốn nào cũng có thể thực hiện được bởi cuộc sống luôn có những biến cố. Điều đó dẫn bạn đến với cảnh nợ nần chồng chất và không thể trả nợ. Những ai rơi vào hoàn cảnh này luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi thậm chí là tìm đến cái chết. Vậy khi vỡ nợ nên giải quyết như thế nào hiệu quả?
Vỡ nợ là gì?
Vỡ nợ là việc mà người vay rơi vào tình trạng không còn khả năng trả nợ bao gồm cả gốc và lãi. Vỡ nợ xảy ra khi người vay không thanh toán khoản nợ đúng với thời hạn được đưa ra hoặc không thanh toán khoản nợ. Người vay nợ có thể là cá nhân hoặc các doanh nghiệp hay khoản nợ của một quốc gia.
Tình trạng vỡ nợ phản ánh sự cùng quẫn và hết sức khó khăn đối với bất kỳ ai gặp phải. Lúc này khả năng trả nợ gần như không còn và người nợ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình với bên cho vay. Chính vì thế rủi ro xảy ra trong quá trình vay nợ luôn là rất lớn và được tính toán từ các chủ nợ.
Làm gì khi không còn khả năng trả nợ?
Có nhiều cách xử lý khác nhau khi vay tiền mà không còn khả năng trả nợ, tuy nhiên trường hợp giữa các cá nhân với nhau sẽ bị xử lý như sau theo quy định của pháp luật:
Tại Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 quy định bên vay có nghĩa vụ phải trả tiền khi đã đến hạn thanh toán. Đối với trường hợp vỡ nợ không còn khả năng trả nợ bên cho vay được phép thực hiện theo các thỏa thuận nêu trong hợp đồng.
Khi có tài sản đảm bảo bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp để trừ nợ. Tuy nhiên đa phần vay có tài sản đảm bảo chỉ được thực hiện tại các ngân hàng. Chính vì thế khi đến kỳ hạn trả nợ mà bên vay không trả được ngân hàng được phép tiến hành biện pháp xử lý tài để thu hồi nợ.
Đối với trường hợp không có tài sản đảm bảo sẽ phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên về việc trả nợ và thời hạn. Nếu là cho vay mà không thoả thuận được bên cho vay sẽ khởi kiện ra Tòa để đòi nợ. Bên cạnh đó là việc chịu trách nhiệm chi trả khoản lãi chậm và phí phát sinh khác.
Bên vay tiền theo quy định tuỳ theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù) trường hợp đến thời hạn trả nợ nhưng không thực hiện theo hợp đồng. Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 và khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung quy định rất rõ ràng.
Vỡ nợ trong trường hợp bị chuyển sang quan hệ hình sự
Đối với vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự sẽ xử lý phụ thuộc vào các trường hợp sau đây:
Theo quy định với trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không trả đúng hạn, có hành vi bỏ trốn thì tuỳ vào tính chất sẽ bị xử lý. Đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nếu bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác với các hình thức hợp đồng rồi tìm cách chiếm đoạt tài sản đó. Đến kỳ hạn trả nợ, trả lại tài sản dù có điều kiện nhưng cố tình không trả sẽ bị xử lý theo quy định.
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác và sử dụng với mục đích bất hợp pháp. Với các hình thức quy định trong hợp đồng khi không có khả năng trả lại tài sản cũng sẽ bị xử phạt với tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Hiện nay Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 đang quy định rất rõ ràng.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ khi mất khả năng trả nợ
Để đòi nợ thì dù là ai cũng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật và điều khoản trong hợp đồng. Khởi kiện dù là trong trường hợp nào cũng cần tuân thủ theo các nội dung dưới đây:
Hồ sơ chuẩn bị gồm có
- Đơn khởi kiện soạn thảo theo mẫu của 23 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Bản sao công chứng, chứng thực của các giấy tờ như: CCCD/ CMND, hộ khẩu của người khởi kiện, nghĩa vụ liên quan, người bị kiện, người có quyền lợi,…
- Bản sao ký kết Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
- Các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc vay nợ giữa hai bên.
Trình tự, thủ tục khởi kiện
- Bước 1: Liên hệ với bên vay nợ để xác nhận lại khoản nợ và đưa ra thời hạn trả nợ. Đây được xem là lần thương lượng lần cuối trước khi khởi kiện.
- Bước 2: Hoàn thiện nộp đơn khởi kiện cùng chứng cứ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề.
- Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải bởi Toà án và tiếp cận với chứng cứ.
- Bước 4: Tòa án mở phiên tòa xét xử về việc khởi kiện của bên cho vay.
- Bước 5: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thi hành án thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án để thu hồi nợ cá nhân.
Luật sư tư vấn cách xử lý vỡ nợ khi mất khả năng chi trả
Trong trường hợp người vay mất khả năng chi trả luật sư sẽ tư vấn cách xử lý với những cách dưới đây:
- Tư vấn về cách để giúp cho người vay thoát khỏi nợ nần.
- Tư vấn người nhận thế chấp tài sản và hướng dẫn xử lý tài sản thế chấp.
- Tư vấn cách soạn đơn khởi kiện người đi vay không còn khả năng trả nợ.
- Tư vấn giải quyết nợ nần theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay cũng như người đi vay.
- Tư vấn về mức lãi suất theo quy định cho vay khi có thỏa thuận.
- Tư vấn về mức lãi suất cho vay tối đa trong trường hợp không có thỏa thuận.
Mất khả năng trả nợ – Lối thoát nào nên chọn?
Mất khả năng trả nợ với khoản nợ của mình có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên dù là vì nguyên nhân nào chúng ta cũng cần bình tĩnh để tìm cách giải quyết hợp lý nhất.
Vì sao không thể thoát khỏi nợ nần chồng chất?
- Bị tổ chức tín dụng lợi dụng cho vay lừa đảo.
- Không biết cách định hướng tài chính và vạch ra kế hoạch để trả nợ.
- Xoay tiền trả nợ nhiều nơi.
- Sử dụng tiền quá hoang phí.
- Sử dụng tiền với nhiều mục đích không xứng đáng, không cần thiết.
- Vay tiền để làm ăn, đầu tư nhưng thua lỗ.
- Vay tiền chơi cờ bạc.
Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ?
Nợ nần là điều mà không ai mong muốn đặc biệt là cảnh vỡ nợ. Đối với trường hợp không trả được nợ có thể tham khảo một số lựa chọn giải quyết dưới đây với mong muốn tìm cách trả nợ 1 tỷ:
- Luôn tạo cho mình tư duy tích cực hơn để giải quyết vấn đề.
- Cần ưu tiên xem những khoản nợ nào cần trước.
- Lên kế hoạch trong thời gian sắp tới về các khoản nợ.
- Có kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý hơn.
- Không vay thêm khoản nợ khác với lãi suất cao.
- Tìm kiếm thêm việc làm để có nguồn thu nhập khác với website: www.tuyendungokvip.com
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách giải quyết vấn đề khi không còn khả năng trả nợ. Những thông tin có liên quan cũng đã được chia sẻ để các bên cho vay và đi vay tham khảo trong các tình huống. Mong rằng với những nội dung trên sẽ giúp bạn đọc có thể giải đáp các thắc mắc và trang bị thêm các kiến thức cần thiết.